Ghi âm, ghi hình giám sát chặt việc hỏi cung
Theo Thiếu tướng Trần Thế Quân, BLTTHS 2015 (đang tạm lùi hiệu lực thi hành để chờ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLHS 2015) có quy định bắt buộc ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh việc hỏi cung bị can và lấy lời khai người đại diện theo pháp luật của pháp nhân trong tố tụng hình sự. Căn cứ vào Nghị quyết 110 ngày 27-11-2015 của Quốc hội (về việc thi hành BLTTHS 2015) và Quyết định 371 ngày 9-3-2016 của Thủ tướng Chính phủ (ban hành Kế hoạch triển khai thi hành BLTTHS 2015), Bộ Công an đã chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan nghiên cứu xây dựng đề án về cơ sở vật chất, bộ máy, cán bộ và lộ trình cụ thể thực hiện việc ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh trong tố tụng hình sự.
Chống bức cung, dùng nhục hình, giảm oan sai
. Phóng viên: Thưa ông, ông đánh giá ra sao về mục đích và tính hiệu quả của đề án này?
. Việc ghi âm, ghi hình sẽ triển khai đối với bị can của tất cả vụ án hay chỉ với một số vụ án nhất định, thưa ông?
+ Theo quy định của BLTTHS 2015 và Nghị quyết 110/2015 của Quốc hội thì việc ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh việc hỏi cung bị can sẽ được thực hiện đối với tất cả vụ án nhưng theo lộ trình đề ra tại Nghị quyết 110/2015.
Sẽ có thông tư liên tịch
. Thưa ông, có ý kiến băn khoăn rằng việc bố trí ghi âm, ghi hình là do lực lượng công an. Trong trường hợp tiêu cực, phía công an có thể chủ động không ghi âm, ghi hình hoặc xóa bớt. Vậy sau khi đề án được triển khai, lời khai của bị can trong quá trình lấy cung mà không được ghi âm, ghi hình thì có được coi là bằng chứng?
+ Tại Quyết định 371/2016, Bộ Công an được Thủ tướng Chính phủ giao chủ trì, phối hợp với VKSND Tối cao, TAND Tối cao, Bộ Quốc phòng xây dựng thông tư liên tịch hướng dẫn cụ thể, chặt chẽ về trình tự, thủ tục thực hiện ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh việc hỏi cung bị can; sử dụng, bảo quản, lưu trữ kết quả ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh việc hỏi cung bị can trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử. Qua đó sẽ ngăn ngừa có hiệu quả việc không tiến hành ghi âm, ghi hình có âm thanh hoặc thêm bớt, sửa chữa kết quả ghi âm, ghi hình có âm thanh.
Công an tỉnh Lào Cai đang lấy lời khai của Tẩn Táo Lở, nghi can thảm sát bốn người trong một nhà. Ảnh: T.PHAN
. Thưa ông, theo khoản 6 Điều 183 BLTTHS 2015, việc ghi âm, ghi hình khi hỏi cung bị can tại cơ sở giam giữ là bắt buộc, còn ở nơi khác thì tiến hành theo yêu cầu của bị can hoặc của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Vậy trong trường hợp không bên nào yêu cầu thì sẽ không ghi âm, ghi hình? Có khi nào điều tra viên lợi dụng quy định trên, bố trí hỏi cung bị can ở nơi khác cơ sở giam giữ để tránh ghi âm, ghi hình, làm ảnh hưởng tới sự khách quan cũng như tinh thần tích cực của đề án?
+ Việc xây dựng cũng như triển khai thực hiện đề án sẽ tuân thủ theo đúng tất cả quy định của BLTTHS 2015, theo đó sẽ bảo đảm được sự khách quan cũng như tinh thần tích cực của đề án.
Đã xây dựng, thí điểm một số phòng hỏi cung
. Hiện nay Bộ Công an đã tiến hành được những bước gì trong quá trình xây dựng đề án tổng thể này, thưa ông?
+ Bộ Công an đã chủ trì, phối hợp với VKSND Tối cao, TAND Tối cao, Bộ Quốc phòng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ thành lập ban chỉ đạo, tổ giúp việc xây dựng đề án tổng thể. Ngày 14-9-2016, bộ trưởng Bộ Công an đã ban hành Kế hoạch số 263 về việc xây dựng đề án; tổ chức cuộc họp ban chỉ đạo, tổ giúp việc phân công nhiệm vụ cụ thể, đồng thời đề nghị các bộ, ngành có liên quan trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của mình phối hợp thực hiện một số nội dung trong xây dựng đề án.
Hiện tại các cơ quan hữu quan đang tích cực triển khai hàng loạt công việc theo kế hoạch đề ra. Hy vọng rằng đề án sẽ hoàn thành các mục tiêu, yêu cầu đúng tiến độ, bảo đảm chất lượng, hiệu quả, đáp ứng được sự kỳ vọng của xã hội.
Ngoài ra, Bộ Công an cũng đã xây dựng, thực hiện thí điểm phòng hỏi cung có ghi âm, ghi hình có âm thanh tại một số địa phương, đơn vị như Hà Nội, Bắc Giang, Tổng cục An ninh…
. Xin cám ơn ông.
Theo TUYẾN PHAN(PLO.VN)